Thi THPT Quốc gia 2017, dạy học Toán thế nào để học sinh thi tốt?

Thứ bảy - 15/10/2016 15:27
Ngày 28/9/2016, Bộ GDĐT chính thức công bố phương án thi THPT Quốc gia năm 2017, trong đó môn Toán thi bằng hình thức trắc nghiệm với 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút với nội dung kiến thức chỉ nằm trong chương trình lớp 12. Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm là điều bất ngờ không chỉ với học sinh và cả với giáo viên, việc này đồng nghĩa với việc thay đổi tư duy học tập của học sinh. Ngày 5/10/2016, Bộ GDĐT công bố đề thi minh họa môn Toán cũng phần nào giải tỏa được gánh nặng tâm lý và có được định hướng học và ôn tập tốt hơn.
Để có được định hướng phù hợp cho việc dạy và ôn thi môn Toán cho học sinh đạt hiệu quả chúng ta cần có sự phân tích đầy đủ các thay đổi đó để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trước hết chúng ta thấy, theo cách thi cũ, đề thi tự luận bao gồm 10 câu làm bài trong thời gian 180 phút, bao gồm nội dung kiến thức của cả cấp học nên kỹ năng làm tốt bài thi của học sinh là: Đọc đề \rightarrow phân tích dữ kiện \rightarrow nhận diện dạng bài \rightarrow phương pháp giải; học sinh có tư duy chậm mà chắc, việc phân tích dữ kiện là rất quan trọng. Với hình thức thi trắc nghiệm toán với 50 câu làm trong thời gian 90 phút – kiến thức nhiều và rộng nhưng thời gian lại ngắn bằng ½ so với thi tự luận, hơn nữa năm 2017 nội dung kiến thức chỉ ở lớp 12 nên kỹ năng làm bài tốt của học sinh là: Đọc đề \rightarrow đọc đáp án \rightarrow loại trừ đáp án sai \rightarrow​​​​​​​ nhận diện dạng bài \rightarrow​​​​​​​ phương pháp giải. Thời gian làm bài trung bình từ 15-20 phút 1 câu chuyển sang 1,5-3 phút 1 câu đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng phân tích phương án là hết sức quan trọng. Với hình thức thi trắc nghiệm thì việc tìm ra đáp án đúng là quan trọng, nên cần đảm bảo quy trình, phương pháp giải toán nhưng không quan trọng trình bày các bước. Phân tích đề thi minh họa của Bộ GDĐT, theo thống kê của tôi thì thấy:
+) Nội dung kiến thức nằm trong toàn bộ chương trình lớp 12 cụ thể:
  • Khảo sát hàm số và bài toán liên quan: 11 câu.
  • Lũy thừa - Mũ - Lôgarit: 10 câu
  • Nguyên hàm - Tích phân: 7 câu
  • Số phức: 6 câu
  • Thể tích khối đa diện: 4 câu
  • Thể tích khối tròn xoay: 4 câu
  • Phương pháp tọa độ trong không gian: 8 câu
  Giới hạn
Đạo hàm
Mũ, lôgarít Tích phân, ứng dụng Số phức Hình KG Hình tọa độ KG
Nhận biết 4 4 2 2 3 3
Thông hiểu 4 3 2 2 2 2
Vận dụng thấp 2 2 2 1 2 2
Vận dụng cao 1 1 1 1 1 1
Tổng 11 10 7 6 8 8
+) Các mức độ kiến thức được phân bổ tập trung chủ yếu vào mức độ vận dụng thấp, mức độ vận dụng cao được khai thác ở hướng áp dụng toán học vào thực tiễn, riêng có câu 34 có một chút vận dụng cao của kiến thức toán học. Cụ thể các cấp độ kiến thức như sau (theo phân tích riêng):

Trong đó có đến 1/3 số câu có thể sử dụng MTCT để giải toán, một số câu hỏi cần có sự hiểu chắc chắn các khái niệm thì mới có thể là bài tốt (khái niệm tiệm cận, khái niệm cực trị,…).

Với những phân tích và nhận xét như trên tôi xin đưa ra một số ý kiến gợi ý cho việc dạy học sinh để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn toán và đảm bảo sự phát triển tư duy. Tôi sử dụng để thi minh họa để phân tích, dẫn chứng cho một số ý kiến.
 
1) Dạy học sinh năm chắc các kiến thức cơ bản, phủ đủ các nội dung kiến thức, kể cả các bài đọc thêm có nội dung kiến thức mở rộng hoặc liên hệ ứng dụng thực tế. Không dạy học theo chủ đề, không dạy học tủ.
Các nội dung kiến thức cần được khắc sâu, xoáy vào các “từ khóa” để hiểu đúng kiến thức, tránh hiểu sai kiến thức; giáo viên cần phân tích, có thể lấy ví dụ minh họa để cho học sinh tránh các kết luận sai do hiểu sai kiến thức, để đảm bảo áp dụng đúng kiến thức.
Nếu để ý kĩ hơn ở các câu của đề thi minh họa có thể thấy các đáp án đưa ra cho học sinh lựa chọn nhằm tới những sai lầm thường mắc của học sinh học các khái niệm hay định lý toán trong chương trình. Bởi vậy khi dạy cho học sinh, các thầy cô cần phân tích những sai lầm hay gặp phải để học sinh tránh được những đáp án có tính chất “bẫy” học sinh vào lựa chọn đáp án sai. Việc đọc hiểu các đáp án là việc cũng cần rèn luyện cho học sinh. Thầy cô cần có những diễn đạt khác nhau về các mệnh đề, các kết luận của bài toán để chỉ ra những cách hiểu sai về các khái niệm toán.
Chẳng hạn ở câu 4, đáp án B liên quan tới khái niệm số cực tiểu và giá trị cực tiểu, đáp án C liên quan tới phân biệt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số với khái niệm cực đại, cực tiểu của hàm số.
Ở câu 13, học sinh hay nhầm công thức tính đạo hàm của hàm luỹ thừa với đạo hàm của hàm số mũ, thậm chí nhầm công thức tính đạo hàm của hàm số mũ với công thức tìm nguyên hàm của hàm số mũ. Ở câu 22, học sinh thậm chí dễ nhầm việc tính thể tích khối tròn xoay tạo bởi khi quay hình thang cong với tính diện tích hình thang cong.
 
2) Dạy học sinh phương pháp khai thác bài toán theo nhiều khía cạnh, theo các khả năng vận dụng vào thực tế. Từ các nội dung kiến thức đã học, giáo viên xây dựng các câu hỏi, các đề trắc nghiệm minh họa đảm bảo các mức độ kiến thức (NB, TH, VD).
Cùng 1 đơn vị vị kiến thức, giáo viên cho học sinh tiếp cận theo các hướng xuôi, ngược, hình thành các câu hỏi dạng khẳng định, dạng nghi vấn, hỏi theo nhiều cách đặt vấn đề khác nhau. Giúp học sinh không bị lúng túng khi gặp các câu hỏi mở rộng hoặc khai thác dưới các góc độ khác nhau.
Về mức độ các dạng toán liên quan tới một khái niệm, thầy cô cần xuất phát từ thí dụ đơn giản, đơn thuần là áp dụng định nghĩa, nhưng cũng tiến tới các thí dụ đòi hỏi hiểu khái niệm hơn, đưa ra bài toán để học sinh tránh hiểu sai về khái niệm. Chẳng hạn với câu 2 chỉ cần học sinh áp dụng định nghĩa về đường tiệm ngang nhưng tới câu 9 thì đòi hỏi phải hiểu hơn và vận dụng tốt hơn về khái niệm. Đặc biệt tránh sai lầm khi cho rằng chỉ có hàm số y=\frac{ax+b}{cx+d} với c\neq 0 và ad-cb\neq 0mới có tiệm cận ngang và chỉ có 1 tiệm cận ngang. Nếu mắc sai lầm về hiểu khái niệm tiệm cận ngang thì học sinh sẽ bối rối khi gặp câu 2 và câu 9.
(Còn tiếp)

Tác giả: Phùng Danh Tú

Nguồn tin: tuphung.com

Chú ý: Bài viết trên trang phản ánh quan điểm của cá nhân tôi hoặc của tác giả bài viết gửi bài cho trang web này. Bài đăng không đại diện cho tổ chức chính trị hoặc bất kỳ đơn vị nào. Bạn đọc có góp ý hãy bình luận ở dưới hoặc gửi email trong phần liên hệ.
Bài đăng lại từ trang của tôi mà không trích nguồn http://tuphung.com là vi phạm bản quyền.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khảo sát

Bạn biết tôi từ đâu?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay5,110
  • Tháng hiện tại91,921
  • Tổng lượt truy cập7,740,102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi