Giới thiệu các công cụ cần thiết trong dạy học trực tuyến hiệu quả- Phần 1

Chủ nhật - 22/03/2020 03:39
Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở 188 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới mọi mặt hoạt động đều bị ảnh hưởng. Giáo dục ở nhiều quốc gia phải tạm dừng, đóng cửa trường học. Vì vậy nhu cầu dạy và học online đang là mối quan tâm của các cấp quản lí giáo dục, nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tổ chức dạy và học như thế nào cho hiệu quả, sử dụng công cụ gì để phát huy được vai trò của giáo viên và học sinh mà đảm bảo chương trình, nội dung các môn học.TuPhung.Com xin đăng loạt bài về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi.
Khi đã lựa chọn được công cụ để dạy học online rồi nhưng chắc hẳn bạn vẫn băn khoăn làm thế nào để tổ chức một giờ học trực tuyến hiệu quả?

Để giờ một học trực tuyến hiệu quả GV cần

1. Chuẩn bị bài giảng với các nhiệm vụ học tập được chia nhỏ.
2. Chuẩn bị các học liệu phục vụ cho bài học.
3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập thông qua việc kết hợp kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, thử thách, trò chơi.
4. Sử dụng các công cụ đánh giá quá trình trực tuyến để phản hồi, đánh giá ngay từng nhiệm vụ nhỏ của HS (Để đề phòng thời gian tải các công cụ hỗ trợ này bị lâu, GV cần mở sẵn các công cụ cần dùng trước khi vào giờ học).
5. Tạo cơ hội cho HS tham gia thảo luận trong buổi học thông qua tính năng chat của các công cụ gọi trực tuyến hoặc các công cụ cho phép tạo không gian thảo luận trực tuyến

Một số công cụ hỗ trợ tương tác trong lớp học trực tuyến hiệu quả hiện nay
1. Kahoot!: là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi giúp người dùng dễ dàng tạo, chia sẻ và chơi các trò chơi học tập hoặc câu đố đố trong vài phút. Kahoot! không cần cài đặt phần mềm, kiến thức hoặc quản lý trước đó, trong khi các câu hỏi có thể được tạo ra trong một thời gian rất ngắn và theo cách đơn giản. Hơn nữa, các câu trả lời của HS được ghi trong một Excel, điều này giúp GV dễ dàng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp. Mặt khác, công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho HS và do đó, tăng động lực trong quá trình học tập. Ngoài ra, Kahoot! còn có chức năng Ghost Mode cho phép người học chơi với chính mình 😊

2. Mentimeter: là một công cụ trực tuyến dựa trên web (web-based) giúp GV thu thập thông tin theo thời gian thực. GV chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cho phép HS theo dõi bài thuyết trình của GV trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với GV thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud (hình ảnh các chữ sắp xếp thứ tự theo một hướng nào đó và làm nổi bật một vài từ chính), dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, HS chỉ cần truy cập vào trang web https://www.menti.com và nhập mã số được cung cấp bởi GV là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.

3. Microsoft Forms: Với Microsoft Forms GV có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra. GV có thể mời HS tham gia phản hồi bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị di động nào. GV dễ dàng xem kết quả theo thời gian thực khi các biểu mẫu, bài kiểm tra… được gửi đi, sử dụng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để thực hiện việc phân tích bổ sung. Với Microsoft Forms, GV dễ dàng tạo các phiếu khảo sát hoặc bài kiểm tra trực tuyến với các loại câu hỏi như lựa chọn, văn bản (câu trả lời ngắn, câu trả lời dài), xếp hạng, sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng.

4. Google Form: Tương tự như đối với Microsoft Forms, tuy nhiên mức độ phổ biến rộng hơn vì số lượng giáo viên và học sinh có tài khoản google rất nhiều, đa số dùng gmail. Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay có bộ công cụ chuyển đổi đề thi trên MS Word sang Google form rất hiệu quả quả của tác giả Lê Hoài Sơn nên giáo viên dùng Google Form nhiều, đặc biệt là giáo viên cấp THPT môn Toán trên toàn quốc.

5. Nearpod: là một công cụ trình bày đồng bộ hóa bản trình bày với các thiết bị khác. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động trên thiết bị của GV sẽ hiển thị trên thiết bị của HS. Với Nearpod GV có thể thiết kế nhiều hoạt động thú vị cho HS như ghép cặp, điền vào chỗ trống, câu đố, bỏ phiếu…

6. Các công cụ whiteboard online: Các công cụ này giúp cho GV và HS viết, vẽ cùng nhau trên bảng trắng trực tuyến. Rất tiện lợi khi GV cần giải thích rõ hơn nội dung nào đó hoặc yêu cầu HS giải bài tập.

7. Padlet: Padlet là một ứng dụng Internet miễn phí cho phép mọi người bày tỏ suy nghĩ của cá nhân về một chủ đề một cách dễ dàng. Nó hoạt động như một bảng trực tuyến, nơi mọi người có thể đặt bất kỳ nội dung (ví dụ như hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất cứ nơi nào trên trang web, cùng với bất cứ ai, từ bất kỳ thiết bị. Cùng kiểu công cụ cho phép HS thảo luận GV có thể sử dụng Sli.do.

Một số mẹo nhỏ khi dạy trực tuyến để có được sự tương tác hiệu quả và không khí lớp học hấp dẫn
1. Cần có nội quy lớp học trực tuyến. Nội quy nên thể hiện dưới dạng video với các nhân vật, hiệu ứng thú vị bằng Biteable, Powtoon, VideoScribe, Doodly hoặc đơn giản làm PowerPoint
 
2. Hãy khởi động bài học bằng một game thật vui, thường dùng Kahoot hoặc game trên PowerPiont
 
3. Động viên, khen thưởng kịp thời: Khen thưởng HS khi HS làm bài đúng, có câu trả lời hay, có 1 ý tưởng thú vị hoặc đơn giản là tập trung học bài bằng lời nói hoặc dùng các badge, sticker sẵn có trong các ứng dụng quản lý lớp học như Teams, ClassDojo, Edmodo…
 
4. Kiểm soát và hỗ trợ học sinh trong quá trình học: Trong khi giảng thỉnh thoảng hãy dừng lại để hỏi HS xem có nghe rõ không, có nhìn thấy màn hình chia sẻ của GV hay có câu hỏi gì không.
 
5. Thống nhất nội quy khi vào học online: Điều này cần được thực hiện khi trao đổi với học sinh và cả cha mẹ các em. Khi HS online bằng cả điện thoại và máy tính hãy yêu cầu các con tắt mic để tránh hiện tượng echo (âm thanh bị vang, vọng gây đau đầu cho người tham dự), khi HS muốn phát biểu hãy sử dụng tính năng Raise hand có trong các công cụ tổ chức giờ học trực tuyến hoặc comment xin ý kiến trả lời.
 
6. Thân thiện trong giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ: GV hãy thật thoải mái khi dạy và hãy nhớ rằng HS của mình thế hệ Z, các con được sinh ra và lớn lên cùng công nghệ nên hãy thoải mái nhờ các con trợ giúp về mặt công nghệ. Ví dụ thầy cô hãy trao quyền cho HS làm trò chơi khởi động bằng Kahoot!, Quizizz... GV chỉ là người kiểm soát nội dung.
Tác giả: TuPhung.Com
Bài viết có tham khảo nội dung chính của cô Cao Hồng Huệ
Link bài viết: https://yangdak.com/blog/cong-cu-ho-tro-tuong-tac-trong-lop-hoc-truc-tuyen-17?fbclid=IwAR3GwPJfQint2Ukc0cq4heOZvb0OMaQc-YldYfeEFah_r5S_rKmg58HsmB0

Tác giả: TuPhung.Com

Nguồn tin: yangdak

Chú ý: Bài viết trên trang phản ánh quan điểm của cá nhân tôi hoặc của tác giả bài viết gửi bài cho trang web này. Bài đăng không đại diện cho tổ chức chính trị hoặc bất kỳ đơn vị nào. Bạn đọc có góp ý hãy bình luận ở dưới hoặc gửi email trong phần liên hệ.
Bài đăng lại từ trang của tôi mà không trích nguồn http://tuphung.com là vi phạm bản quyền.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Khảo sát

Bạn biết tôi từ đâu?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,791
  • Tháng hiện tại15,402
  • Tổng lượt truy cập8,827,415
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi